Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh đơn giản, hiệu quả

Bài viết này tổng hợp cho những ai đã biết hoặc chưa biết về bùn vi sinh, có được những kiến thức cần thiết để có thể tự mình nuôi bùn vi sinh chỉ với không gian và giá cả thấp nhất.

Người tạo: nqthinh.0210

CÔNG TY THÔNG CỐNG NGHẸT HƯNG PHÁT
Địa chỉ: Hẻm 458 Huỳnh Tấn Phát, Bình Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh 700000
Điện thoại : 0933 450 825
Email : thongcongnghetgiare.info@gmail.com
Website: thongcongnghetgiare.info

 

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh cơ bản, dành cho những người chưa biết và mong muốn tìm hiểu về các loại vi sinh vật có lợi cho đời sống trong hầu hết các vấn đề về các chất thải sinh hoạt hằng ngày và các vấn đề về nguồn nước bẩn mà có thể bạn sẽ quan tâm.

Quy trình nuôi cấy bùn vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải được tiến hành như thế nào, tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải sinh học và phương pháp nuôi cấy bùn vi sinh.

Nuôi cấy bùn vi sinh giúp cho hệ vi sinh nước thải phát triển tốt. Hệ vi sinh tốt mang lại cho hiểu qua cao có khả năng xử lý các chất hữu cơ, tham gia quá trình chuyển hóa trong nước.

Với ứng dụng hiện nay của bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải, việc nuôi cấy không còn là mới mẻ.

Sau khi tham khảo bài viết dưới mong mọi người sẽ có cái nhìn khác về các loại vi sinh vật nói chung và các loại vi khuẩn có lợi nói riêng vì không phải vi khuẩn nào cũng là độc hại.

Nuôi bùn vi sinh đơn giản và các bước đầu thực hiện

Sau đây là kiến thức nuôi bùn vi sinh đơn giản mà ai đọc xong tài liệu này điều có thể tự mình làm được.

➤ Kiểm soát hệ thống: Với hệ thống mới việc kiểm soát lưu lượng nước thải là yếu tố cần thiết, không nên để nước thải chảy liên tục vào bể hiếu khí.

➤ Kiểm soát nồng độ ô nhiễm: Tình huống dễ bắt gặp nhất là hiện tượng sốc tải. Lượng chất thải ô nhiễm đi vào hệ thống quá lớn làm cho hệ vi sinh không kịp phản ứng và bị ức chế không phát triển được. Khi đó cần pha loãng nồng độ nước thải đầu vào. Với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, tạm bỏ qua bước quá trình pha loãng tuy nhiên cần phải tăng thời gian sục khí.

➤ Kiểm soát thông số vận hành, trong quy trình xử lý nước thải cần đảm bảo các yếu tố như sau:

- Nồng độ pH: 6,5 - 8,5

- Nhiệt độ quy định: 12 - 40oC

- Nồng độ DO: 2 - 4 mg/L

- Hàm lượng cặn lơ lửng: <=150 mg/L

- Không để nơi nuôi có các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, các chất độc

- Tỉ lệ dinh dưỡng C:N:P = 100:5:1

Đây là những điều lưu ý trong cẩm nang được đúc kết lại mà quý đọc giả cần nắm bắt rõ trước khi vào nuôi vi sinh.

>>> XEM THÊM: Cho thuê xe bồn chở bùn vi sinh uy tín

hướng dẫn nuôi bùn vi sinh
Nuôi bùn vi sinh và các bước thực hiện

Quy trình nuôi bùn vi sinh và các bước thực hiện

Để nuôi được thì không phải chuyện dễ vì thế quy trình nuôi bùn vi sinh sau đây sẽ giúp các bạn:

Bước 1: Bổ sung nồng độ vi sinh khoảng từ 10% - 15% trên tổng nồng độ bùn của hệ thống. Thời gian nuôi cấy bùn vi sinh cần được kiểm soát về nồng độ nước thải đầu vào, cân đối dinh dưỡng.

➤ Ngày thứ 1: Cho bùn vi sinh vào bể sau đó bổ sung men vi sinh. Mở máy thổi khí sục liên tục. Sau khoảng 4 tiếng kiểm tra thông số nước thải đầu vào. Gồm pH, DO, nhiệt độ, SV30 và ghi chép lại toàn bộ số liệu.

➤ Ngày thứ 2: Tắt máy sục khí để lắng trong 2 tiếng sau đó cho nước trong ra. Bỏ vào 20% tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1 tiếng. Tiếp tục mở máy sục và bổ sung men vi sinh hiếu khí. Kiểm tra thông số như ngày 1. Ghi chép thông số và kiểm tra quá trình phát triển của vi sinh.

➤ Ngày thứ 3: Tắt máy sục và tiếp tục để lắng trong 2 tiếng và xả nước trong ra khỏi bể, cho nước thải mới vào lưu lượng 20% tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1 tiếng, sục khí và tiếp tục bổ sung men vi sinh hiếu khí vào bể. Tiến hành kiểm tra thông số pH, DO, độ màu, mùi của bùn, SV30. Tiếp tục ghi chép lại thông số để kiểm tra quá trình phát triển.

➤ Ngày thứ 4: Lặp lại như ngày thứ 3.

➤ Ngày thứ 5: Tắt máy sục và tiếp tục để lắng trong 2 tiếng, xả hết nước trong ra ngoài, nạp nước mới, sục khí và kiểm tra thông số như ngày 2.Đánh giá SV30 tăng đặc đặc tính của bùn vi sinh và cảm quan tốt. Nâng lượng nước thải lên 30% tổng lượng nước thải/giờ.

➤ Ngày thứ 6: Kiểm tra các thông số nước thải đầu vào, nhiệt độ, pH, DO có ổn định không. Múc mẫu nước thải và kiểm tra khả năng tạo bông và lắng của bùn. Nếu đang trên đà phát triển tốt và nồng độ SV30 khoảng 15% - 30% thể tích cốc. Cấp nước thải vào liên tục nhưng với lưu lượng khoảng 10% tổng lưu lượng nước thải/giờ. Bật máy cung cấp khí chế độ auto. 

➤ Ngày N: Tiếp tục theo dõi và kiểm tra thông số. Nếu nồng độ bùn tăng thêm thì chúng ta tăng thêm công suất cho hệ thống đến khi đầy tải trọng.

Bước 2: Hệ thống đã đi vào ổn định theo dõi kiểm tra lượng nước hằng ngày. Nếu thấy chất lượng đầu ra không đạt phải xem lại chế độ hoạt động, kiểm tra lại toàn bộ thông số đầu vào, xem xét bùn, theo dõi nước đầu vào, tăng lưu lượng cho bể để đảm bảo lượng nước luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn.

Lưu ý: Luôn hỏi ý kiến chuyên gia và nhờ chuyên gia hướng dẫn những lần đầu lấy thông số.

khắc phục bùn vi sinh
Quy trình nuôi bùn vi sinh và các bước thực hiện

Khắc phục bùn vi sinh và sự cố thường gặp

Trong quá trình nuôi vi sinh vật không khó để có những sự cố dành cho người mới nuôi gặp phải và sau đây là một số mẹo khắc phục bùn vi sinh.

➤ Bùn nổi nhiều trên bề hiếu khí là do nồng độ carbon quá cao. Lượng oxy trong bằng ít và không đủ cung cấp. Người nuôi cần phải ngừng nước thải hoặc giảm lượng nước thải đổ vào. Sau đó tăng lượng khí oxy trong bể và nâng độ pH từ 8,5 - 9 là phù hợp.

➤ Nổi bọt trong hệ thống xử lý nước thải lúc này người nuôi chỉ cần lắp phễu phân phối bùn trong bể, như vậy sẽ giúp lượng bùn phân phối đều hơn. Ngoài ra người nuôi có thể tăng lượng bùn để tuần hoàn dễ dàng hơn.

➤ Bọt màu đen, màu trắng, có bùn trên bề mặt các bọt nổi khi xuất hiện quá nhiều bọt trắng người nuôi cần chú ý lượng vi sinh vật ở trong bể. Bởi khi vi sinh vật chết, chúng phân hủy thành một khí, một số khác sẽ bám bề mặt. Cách khắc phục đơn giản, người nuôi chỉ cần cứu lượng vi sinh trong bể, sau đó ngừng sục khí vào để rút lượng nước thải ra ngoài. Sau đó sử dụng một số sản phẩm, chế phẩm vi sinh để tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.

➤ Bùn vi sinh nổi bọt trắng ở vi sinh vật là hiện tượng lượng bọt to, nổi ngày càng nhiều, dần sẽ lấp đầy mặt bể. Người nuôi cần kiểm tra nguồn nước đầu vào trong giai đoạn đầu nuôi lưu lượng nước sẽ bị quá tải. Vì thế hãy giảm lượng nước bơm vào. Trường hợp bùn trong bể thấp quá, người dùng cần tăng lượng bốn lên để lấp đầy. Người nuôi kiểm tra nồng độ trong bể. Kiểm tra bằng cách đo SV30, sau đó kiểm tra lần lượt nồng độ pH và DO. Trường hợp SV30 quá thấp có thể bổ sung thêm vi sinh, chế phẩm sinh học. Lượng SV30 bình thường thì người nuôi chỉ cần đo pH để tiếp tục điều chỉnh.

➤ Hiện tượng bùn lắng chậm, mịn và nước thải xuất hiện màu vàng, người nuôi cần lưu ý đến lượng thức ăn và chất hữu cơ có trong bể. Khi nồng độ này thấp và bùn vi sinh mất hoạt tính. Vì vậy bùn vi sinh sẽ phát triển chậm và sinh ra lại buồn miệng. Cách khắc phục là tăng lượng thức ăn, tăng lượng nước thải cần xử lý và bổ sung thêm các loại men vi sinh, chế phẩm sinh học.

>>> XEM THÊM: Bùn vi sinh là gì? Phân loại và quá trình hình thành

phân biệt các loại bùn vi sinh
Cách khắc phục sự cố về bùn vi sinh

Các loại bùn vi sinh và cách phân biệt 

Tùy vào mỗi nhu cầu mà chúng ta cần phân biệt các loại bùn vi sinh để có thể ứng dụng một cách hiệu quả nhất.

Bùn vi sinh kỵ khí

➤ Bùn vi sinh kỵ khí thường có màu đen.

➤ Khi để bùn vi sinh kỵ khí trong chai từ 1-2 ngày thì chai sẽ bị phồng lên. Do metal trong khối sinh học bùn giải phóng.

➤ Khí này khi đốt lên sẽ có xuất hiện ngọn lửa màu xanh.

➤ Bùn vi sinh kỵ khí thường được áp dụng trong các bể xử lý nước thải kỵ khí. Có 2 loại kỵ khí đó là kỵ khí lơ lửng và kỵ khí hạt.

Bùn vi sinh thiếu khí

➤ Bùn có màu nâu sẫm.

➤ Bông bùn thường lớn hơn và lắng nhanh hơn.

➤ Khi dùng đũa thủy tinh khuấy hoặc thổi các bông bùn thì bùn sẽ vỡ ra tạo thành các bọt khí. Đây là khí Nito(NO2), khí trơ, không màu, không mùi và không vị

➤ Bùn vi sinh thiếu khí được sử dụng cho bể xử lý nước thải Anoxic.

Bùn vi sinh hiếu khí

➤ Bùn hiếu khí có màu vàng nâu.

➤ Bùn hiếu khí là dạng bùn lơ lửng.

➤ Nó là dạng hỗn dịch khi bắt đầu lắng sẽ xuất hiện hiện tượng bông bùn.

➤ Bùn vi sinh hiếu khí được sử dụng trong quy trình xử lý nước thải theo công nghệ sinh học vi sinh hiếu khí dành cho các bể có chứa thành phần Aerotank, MBBR,...

Chỉ là 3 loại trong số nhiều loại vi sinh vật mà chúng ta có thể tham khảo thêm tại hướng dẫn của chuyên gia.

lợi ích của bùn vi sinh
Các loại vi sinh vật và cách phân biệt

Lợi ích của bùn vi sinh trong đời sống

Tự hỏi hiệu quả và lợi ích của bùn vi sinh ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống. Không thể phủ nhận vai trò của công nghệ sinh học và vi sinh vật hiện đại khi mà đến bùn còn có thể giúp chúng ta tái tạo nguồn nước bẩn, xử lý nước thải, góp phần bảo vệ môi trường.

Ứng dụng trong nông nghiệp chăn nuôi cũng là một điểm mạnh cho bùn vi sinh vì nó giúp cho mùi hôi từ các chuồng trại, nước thải từ động vật, bùn vi sinh đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong phân, nước thải và hấp thụ nhanh các khí gây hại sức khỏe như NH3, NO2, H2S, COD, BOD5,...

Chắc mọi người cũng đã biết hầm cầu, nước thải công nghiệp gây ảnh hưởng đến đời sống xung quanh nhất là sức khỏe của con người. Việc đưa bùn vi sinh vào trong công cuộc xử lý chất thải công nghiệp, sinh hoạt, bồn cầu, hầm cầu đã làm loại bỏ hàm lượng cao các chất hữu cơ gây hại sức khỏe.

Chắc mọi người không ngờ nhất chính là tác dụng của một số vi sinh vật như: Saccharomyces cerevisiae,Lactobacillus, Streptococcus thermophilus, nhiều thương hiệu lớn đã sử dụng những vi sinh này trong sản phẩm của họ nhầm tăng sức đề kháng cho da, giúp da mịn màng và đều màu hơn.

Sau khi đọc bài hướng dẫn nuôi bùn vi sinh, nếu như có gì sai sót hoặc sự cố cần gọi điện cho chuyên gia, nếu cần thiết hãy gọi điện cho chuyên gia tư vấn và hướng dẫn thêm. Bài viết chỉ là tổng hợp, phương pháp mỗi nơi có thể khác nhau.

tags: hướng dẫn nuôi bùn vi sinh, huong dan nuoi bun vi sinh, bùn vi sinh, lợi ích của bùn vi sinh, nuôi bùn vi sinh đơn giản, các loại bùn vi sinh, bùn vi sinh nổi bọt trắng, sự cố bùn vi sinh, quy trình nuôi bùn vi sinh, khắc phục bùn vi sinh.

Tin cùng chuyên mục

Bình luận